Phát triển nhân lực huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giai đoạn 2018-2020

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định số 4063 về việc ban hành Kế hoạch phát triển nhân lực huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giai đoạn 2018 - 2020 với mục tiêu phát triển nhân lực có trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương m

Ủy ban nhân dân tỉnh vừa ban hành Quyết định số 4063 về việc ban hành Kế hoạch phát triển nhân lực huyện Khánh Sơn và Khánh Vĩnh giai đoạn 2018 - 2020 với mục tiêu phát triển nhân lực có trình độ, tay nghề đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020 và chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ ở hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh; Nâng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững, góp phần đạt được các mục tiêu thiên niên kỷ, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền  núi.

 

 

Ảnh minh họa. Nguồn baokhanhhoa.vn

 

Theo Kế hoạch, phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 40 - 45% lao động được qua đào tạo, trong đó có khoảng 30 - 35% lao động được đào tạo có trình độ trung cấp trở lên; 80% lao động qua đào tạo có việc làm. Căn cứ kết quả đào tạo năm 2017 và dự báo số lao động trong độ tuổi tham gia hoạt động kinh tế đến năm 2020, để đạt được mục tiêu kế hoạch đề ra, giai đoạn 2018 - 2020 số lao động trong độ tuổi cần phải đào tạo khoảng 4.365 người, trong đó: đào tạo ngắn hạn (thường xuyên và sơ cấp) là 3.005 người; đào tạo trung cấp trở lên là 1.360 người..

Nhằm chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng giảm dần tỷ trọng nông – lâm nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, thương mại và dịch vụ ở hai huyện miền núi Khánh Sơn và Khánh Vĩnh, giai đoạn 2018 – 2020, giảm dần đào tạo các nghề nông nghiệp, tăng dần các nghề phi nông nghiệp. Sẽ tổ chức 64 lớp đào tạo nghề nông nghiệp cho 1.745 người gồm các nghề như trồng cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp; kỹ thuật nuôi cá nước ngọt; thú y; chăn nuôi; bảo quản và chế biến nông sản; thủy lợi; trồng trọt. Tổ chức 93 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 2.620 người, gồm các nghề như may thời trang và may công nghiệp; xây dựng nề, kỹ thuật xây dựng; cơ khí (hàn); công nghệ thông tin; nấu ăn; chế biến thủy sản; chế biến gạch không nung; sửa chữa xe máy; điện công nghiệp; mộc dân dụng; hướng dẫn du lịch; nghiệp vụ nhà hàng....  Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy nghề, đào tạo đội ngũ giáo viên... với tổng kinh phí phát triển nhân lực giai đoạn 2018-2020 là 93.463 triệu đồng.

Bình luận bài viết

Bình luận

Tin cùng chuyên mục

Văn bản mới

Liên kế website
Bản đồ địa chính
Thời tiết khu vực
Nha Trang
  • Hà Nội
  • Hải Phòng
  • Nam Định
  • Hải Dương
  • Quảng Trị
  • Thừa Thiên Huế
  • Đà Nẵng
  • Nha Trang
  • Đà Lạt
  • Hồ Chí Minh
  • Cần Thơ
  • Bà Rịa-Vũng Tàu
Tiện ích